NHỮNG MÓN ĂN NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÀNH CHO NGƯỜI BỊ ĐAU KHỚP

Ngày càng nhiều người trên khắp thế giới phải đối mặt với vấn đề đau khớp, đây là một căn bệnh có thể gây ra sự bất tiện và đau đớn trong cuộc sống hàng ngày. Đau khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm lão hóa, viêm nhiễm, hoặc bệnh lý nền. Tuy không có cách điều trị tận gốc, nhưng việc ăn một chế độ ăn lành mạnh và bổ dưỡng có thể giúp giảm thiểu triệu chứng và đảm bảo sức khỏe chung.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với xương khớp

Bên cạnh việc áp dụng những cách chữa đau nhức xương khớp trị liệu thì các bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân về chế độ ăn uống hàng để có thể cải thiện tình trạng bệnh. Việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể, ngăn ngừa tái phát, rút ngắn thời gian điều trị.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị các bệnh xương khớp bởi một chế độ ăn không lành mạnh, không đủ chất sẽ khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa cách bệnh về xương khớp.

Vậy món ăn nào chữa đau nhức xương khớp? Và cần kiêng ăn gì? Cùng Fuji tìm hiểu ngay sau đây nhé.

2. Những loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp 

2.1. Thực phẩm giàu Omega 3

Axit béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Hàm lượng omega 3 có nhiều trong các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch (Óc chó, hạnh nhân, mắc ca,…). Bộ Y tế khuyến cáo, người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu từ 250-500mg hàm lượng omega 3 tốt cho cơ thể.

 

2.2 Rau xanh

Rau xanh nói chung chứa hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể. Những thực phẩm có hàm lượng cao như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương và đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, cần tây… chứa hàm lượng vitamin K cao, ngăn ngừa mắc các bệnh loãng xương.

2.3 Trái cây

Trái cây và rau cải như dâu, lựu, cà chua, và rau cải chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do và giảm viêm nhiễm.

2.4 Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin C

Đây là vitamin rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối cũng là chất giúp chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua…

 

Mỗi ngày nên cung cấp khoảng 100g trái cây các loại để cung cấp đủ hàm lượng vitamin C.

Vitamin D

Một nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng canxi cao trong máu thì mức độ tổn thương xương khớp thấp hơn. Có thể thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Tăng vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày (thường trước 8h sáng) và bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ…

Tuy nhiên với người bệnh thoái hóa khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng mỗi ngày cho phù hợp.

Vitamin K

Là vitamin tan trong chất béo, tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương nên rất cần thiết bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng (2). Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như:

Rau cải

Rau bina

Bông cải

Bắp cải

Dầu đậu nành

Dầu oliu…

Vitamin E

Cung cấp đầy đủ vitamin E rất cần thiết, nếu thiếu hụt rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm có thể bổ sung hằng ngày như: dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…

2.5 Gạo lứt và các loại hạt 

Gạo lứt, hạt lanh, hạt óc chó, và các loại hạt khác chứa nhiều chất xơ và chất chống viêm, giúp cải thiện tình trạng đau khớp.

2.6  Uống nhiều nước 

Cơ thể con người chiếm 70% là nước, vì vậy việc để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước rất quan trọng. Nước giúp bôi trơn khớp và duy trì sự linh hoạt, giúp cơn đau khớp giảm đi đáng kể.

3. Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì? 

Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm, món ăn giàu dinh dưỡng kể trên bạn cũng cần phải tránh xa một số loại thực phẩm có hại cho xương khớp. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát bệnh nặng, tái phát các cơn đau nhức. Một số nhóm thực phẩm mà người bệnh xương khớp cần phải kiêng như:

3.1 Kiêng đồ ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn chế biến sẵn được đóng hộp như xúc xích, thịt hộp,…có chứa rất nhiều chất bảo quản. Vì vậy các loại thực phẩm này có thể gây tổn hại cho xương khớp, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

3.2 Hạn chế thực phẩm giàu acid oxalic

Một số loại thực phẩm như cà pháo, dưa muối, chuối tiêu chứa rất nhiều acid oxalic cao. Điều này gây nên các phản ứng kháng viêm, sưng đau tại vùng ổ khớp khiến tình trạng bệnh viêm khớp ngày một tệ. Vì vậy với những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm giàu acid oxalic.

 

3.3 Tránh xa thực phẩm tăng cường lipid máu

Trong các loại thực phẩm như thịt mỡ, dăm bông có chứa rất nhiều chất béo. Vì vậy nếu bổ sung các loại thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến cân nặng tăng lên khó kiểm soát. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ tạo áp lực đè lên khớp xương gây đau nhức nặng hơn.

3.4 Kiêng ăn các loại đồ ngọt

Tình trạng thoái hóa xương khớp có thể diễn ra nhanh hơn khi bạn thường xuyên ăn uống các loại bánh kẹo, nước ngọt. Ngoài ra các loại thực phẩm này cũng khiến cân nặng tăng lên gây hại cho xương khớp.

3.5 Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, cafe không chỉ gây hại cho xương khớp mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Những hoạt chất độc hại có trong các thực phẩm này sẽ gây cản trở cho quá trình hấp thu dinh dưỡng, khiến khớp xương khô, lạo xạo và đau nhức liên tục. Vì vậy bạn cần tránh xa các loại chất kích thích để bảo vệ sức khỏe cũng như hệ xương khớp.

4. Trị liệu tại Spa tốt cho người mắc bệnh xương khớp 

Trị liệu là một trong các phương pháp giảm đau xương khớp không cần thuốc theo y học cổ truyền, có tác dụng lưu thông khí huyết đến vị trí bị tổn thương, từ đó giảm căng cứng cơ, cải thiện việc chuyển động và giảm nhẹ cảm giác đau nhức.

 

Điều quan trọng là bạn nên thực hiện đó là trị liệu đúng chỗ và đúng cách, vì vậy bạn cần đến những cơ sở chuyên nghiệp để cải thiện sức khỏe. Fuji Spa Center với 7 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ thuật viên lâu năm sẽ giúp bạn có một trải nghiệm trị liệu thư giãn hoàn hảo. Việc đến Spa thường xuyên cũng thường xuyên giúp xương khớp được thả lỏng, giảm cứng cơ và hoạt động trơn tru.